Cách làm bài TOEIC Part 5 Từ loại: Tính từ

Trong tiếng Anh, Từ loại (Part of Speech) chỉ là một phần nhỏ trong một “biển” ngữ pháp. Tuy nhiên, với kỳ thi TOEIC thì Từ loại là một phần bài tập chiếm khoảng 1/3 số lượng câu trong phần 5 và phần 6.
Do đó, việc học và hiểu được vị trí từ trong câu, từ nào bổ nghĩa cho từ nào là một điều rất quan trọng để bạn “chinh phục” được kỳ thi TOEIC. Tuy nhiên, không phải bạn nào cũng có khả năng nhận diện và biết được loại từ cần chọn là loại từ nào.

Trong khuôn khổ bài viết này, mình xin tổng quát lại một số cách giúp nhận diện được Tính từ (ADJECTIVE) trong 1 câu, để các bạn học và luyện thi Toeic được tốt hơn nhé!


Từ loại trong tiếng Anh: Tính từ

 

1. Vị trí của TÍNH TỪ so với những từ khác trong 1 câu:
 

  • Sau từ cần điền là một danh từ. Nhất là chỗ cần điền đang theo mẫu: MẠO TỪ + _____ + DANH TỪ. Ví dụ:

    • Mr. Yansen is such an _____ speaker. → chọn tính từ cho chỗ cần điền.

  • Sau to_be và các động từ liên kết (seem, look, feel, taste, remain, become, sound,…). Ví dụ:

    • Train fares remain unchanged → Vé tàu không thay đổi.

    • It was becoming more difficult to live on his salary. → Ngày càng trở nên khó sống dựa trên tiền lương của anh ta.

    • Drivers should be cautious during wet road conditions. → Lái xe nên cẩn thận trong điều kiện đường trơn ướt. 

  • Trong một số cấu trúc cần lưu ý:

    • Make + tân ngữ + ADJ → I only want to make her happy.

    • Find + tân ngữ + ADJ → We found him very lazy.

  • Tính từ đứng sau đại từ bất định để bổ nghĩa. Ví dụ:

    • We hope to prevent anything unpleasant from happening. → Chúng tôi mong sẽ ngăn chặn được bất cứ chuyện nào không vui vẻ xảy ra.

    • The doctor said there was nothing wrong with me. → Bác sĩ bảo không có gì bất ổn với tôi.

Đại từ bất định trong tiếng Anh

Bảng đại từ bất định




2. Vị trí của TÍNH TỪ so với DANH TỪ
 

Trong hầu hết trường hợp, tính từ khi bổ nghĩa cho danh từ sẽ đứng trước danh từ đó (ví dụ: a beautiful girl, a hard-working team). Tuy nhiên, đã có quy tắc thì ắt sẽ có trường hợp bất quy tắc; hay nói cách khác, trong một số trường hợp thì tính từ lại đứng sau danh từ cần bổ nghĩa. Những trường hợp “ngoại lệ” đó là:

  • Khi đó là một cụm tính từ quá dài nên nếu để trước danh từ sẽ dẫn đến khó hiểu. Ví dụ:

    • We need a box bigger than that. → Chúng ta cần một cái hộp lớn hơn cái đó.

    • He showed me a book full of errors. → Anh ta cho tôi xem một cuốn sách toàn lỗi.

  • Một số tính từ tận cùng là -able/-ible:

    • It is the only solution possible. → Đó là giải pháp duy nhất có thể.

    • She asked me to book all the tickets available. → Cô ấy yêu cầu tôi đặt tất cả các vé có thể mua được.




3. Sau động từ TO BE ta dùng DANH TỪ hay TÍNH TỪ?


Khi làm bài tập về từ loại, Về vị trí trong một câu, sau động từ to be, lúc thì dùng tính từ, lúc thì dùng danh từ. Vậy thì khi nào dùng cái nào? Để trả lời cho câu hỏi trên, xin nhắc lại định nghĩa về Danh từ và Tính từ.

Danh từ là từ chỉ người, khái niệm, vật,…. Ví dụ:

  • A smartphone is an electronic device. → Điện thoại thông minh là một thiết bị điện tử.

  • Affordability is a major concern. → Việc có khả năng chi trả là một mối quan tâm lớn.

  • The main function of the new device is internet use. → Chức năng chính của thiết bị mới là sử dụng được internet.

Tính từ là từ để miêu tả đặc tính của một sự vật, hiện tượng… Ví dụ:

  • Sometimes the manager is too flexible. → Đôi khi người quản lý quá linh động

  • It’s hard to tell if these shoes will be comfortable → Thật khó để nói là liệu đôi giày này có thoải mái hay không.

Từ 3 ví dụ trên, ta có thể thấy là các cụm danh từ đằng sau TO BE được dùng để định nghĩa thêm cho danh từ đó; như smartphone là gì, chức năng chính của thiết bị là gì,… Trong khi đó, nếu dùng tính từ sau TO BE thì lại để thể hiện tính chất của chủ ngữ của câu; như người quản lý thì linh động, giầy thì thoải mái…

Nói tóm lại, sau to_be, hãy ưu tiên dùng tính từ. Còn với danh từ thì ta dựa vào một số đặc điểm đã được đề cập trong bài nói về Danh từ nhé

Lưu ý là bạn sẽ gặp một số câu mà sau TO BE không phải là danh từ lẫn tính từ mà là V_ing và V_ed/3. Ví dụ:

  • The manufacturer is required to send you a replacement → Nhà sản xuất được yêu cầu là phải gửi cho bạn một sản phẩm thay thế.

  • We are promoting you to director of the department. → Chúng tôi sẽ thăng chức bạn thành giám đốc phòng.

Chủ điểm này bạn đọc thêm ở bài Từ loại – Động từ . Trong 2 trường hợp này, bạn nhớ là to_be (am/is/are/was/were) được dùng để thể hiện cấu trúc của thì tiếp diễn hoặc của bị động chứ KHÔNG phải đang chia ở thì hiện tại đơn hay quá khứ đơn.




4. Tính từ có dạng động từ thêm -ing (V_ing) hoặc động từ thêm -ed (V_ed)


Động từ thêm -ing hoặc -ed có thể sử dụng được như một tính từ. Khi ở dạng -ing thì chúng có nghĩa như động từ chủ động còn khi ở dạng -ed thì có nghĩa như bị động. Ví dụ:

  • falling leaves → lá tự rơi

  • broken heart → trái im bị tan vỡ (bởi ai đó hoặc điều gì đó)

  • I was interested in the lesson. → Tôi (bị) bài học làm cho thấy hứng thú

  • The lesson is interesting. → Bài học gây hứng thú (cho người khác).

Lưu ý là trong trường hợp động từ thêm -ing hoặc -ed đứng sau danh từ thì đó là do chúng đang ở cấu trúc rút gọn mệnh đề quan hệ. Ví dụ:

  • The people questioned gave very different opinions. → The people [who were] questioned gave very different opinions.

  • I know some of people playing. → I know some of people [who are] playing.




5. Sau Động từ nối (Linking Verbs) dùng trạng từ hay tính từ


Trong tiếng Anh có một khái niệm là Linking Verb – Động từ nối, gồm TO_BE và một số động từ dưới đây.

Động từ nối là những động từ dùng để nối giữa chủ ngữ và tân ngữ, dùng để diễn tả trạng thái chứ không nói gì đến hành động. Ví dụ:

  • You seem happy. → You = happy → Bạn trông có vẻ hạnh phúc.

  • She sounded more confident than she felt. → She = more confident → Cô ấy nghe có vẻ tự tin hơn là cô ấy cảm thấy.

  • Train fares are likely to remain unchanged. → Train fares = unchanged → Vé tàu có thể sẽ không đổi.

Lưu ý là trong bảng ở trên, có một số từ vừa là động từ thường, vừa là động từ nối. Hãy so sánh 2:

  • He looks tired. → He = tired → Anh ấy trông mệt (nói về anh ấy trông như thế nào)

  • If you look carefully, you can see the river. → you # carefully → Nếu bạn nhìn cẩn thận, bạn có thể thấy được con sông. (đang nói đến hành động nhìn bằng mắt)

  • The pizza tastes good. → pizza = good → Pizza ngon.

  • Jamie Oliver can taste well. → Jamie Oliver # well (khỏe) → Jamie Oliver có thể nếm tốt. (vị giác nhạy)

Mẹo để biết 1 động từ là động từ thường hay là động từ nối: Hãy thử thay thế động từ đó bằng to_be, nếu sau khi thay mà nghĩa vẫn không đổi thì đó chính là một động từ nối. Ví dụ:

  • He looks tired = He is tired.

  • If you look carefully, you can see the river # If you are carefully, you can see the river.

  • The pizza tastes good. = The pizza is good.

  • Jamie Oliver can taste well. # Jamie Oliver can be well.

  • Train fares are likely to remain unchanged. = Train fares are likely to be unchanged.




6. Cách nhận biết tính từ trong câu
 

Cách nhận biết tính từ trong câu