Cách làm bài TOEIC Part 5 Từ loại: Trạng từ

Trong tiếng Anh, Từ loại (Part of Speech) chỉ là một phần nhỏ trong một “biển” ngữ pháp. Tuy nhiên, trong kỳ thi TOEIC thì Từ loại là một phần bài tập chiếm khoảng 1/3 số lượng câu trong phần 5 và phần 6. 

Do đó, việc học và hiểu được vị trí từ trong câu, từ nào bổ nghĩa cho từ nào là một điều rất quan trọng để bạn “chinh phục” được kỳ thi TOEIC. Tuy nhiên, không phải bạn nào cũng có khả năng nhận diện và biết được loại từ cần chọn là loại từ nào.

Trong khuôn khổ bài viết này, mình xin tổng quát lại một số cách giúp nhận diện được Trạng từ (ADVERB) trong 1 câu để các bạn học và luyện thi Toeic được tốt hơn!



1. Trạng từ hay Tính từ


Trong tiếng Anh, có 2 loại từ thường được dùng để bổ nghĩa cho các loại từ khác. Đó chính là trạng từ và tính từ. Vậy sự khác biệt giữa chúng là gì?

  • Tính từ là để miêu tả thêm về người hoặc về vật.

  • Trong khi đó, trạng từ thường là để cho chúng ta biết cách thức mà ai đó làm việc gì đó.

Ví dụ:

  • Tính từ: Mary is a careful driver. → Mary là một tài xế cẩn thận. → Câu này nói về Mary – rằng cô ấy là một tài xế cẩn thận.

  • Trạng từ: Mary drives carefully → Mary lái xe cẩn thận. → Câu này nói về cái cách mà Mary lái xe – là cẩn thận, không chạy ẩu.



2. Chức năng của TRẠNG TỪ:


Trạng từ có một số chức năng như sau:

  • Dùng để bổ nghĩa cho động từ thường. Khi đó, trạng từ sẽ đứng sau động từ. Tuy nhiên, nếu sau động từ đó còn có tân ngữ thì trạng từ có thể đứng trước động từ.

    • She spoke very loudly → Cô ấy nói rất lớn

    • She quickly ate her dinner and ran out. → Cô ấy nhanh chóng ăn bữa tối rồi chạy ra ngoài.

  • Dùng để bổ nghĩa cho tính từ. Trong trường hợp này thì trạng từ sẽ đứng trước tính từ.

    • It was an extremely bad match. → Đó là một trận đấu cực kỳ tệ hại.

    • It’s a reasonably cheap restaurant, and the food was extremely good. → Đó là một nhả hàng khá là rẻ và thức ăn thì cực kỳ ngon.

  • Dùng để bổ nghĩa cho trạng từ khác.

    • The handball team played extremely badly last Wednesday. → Đội bóng ném chơi cực kỳ tệ vào thứ 4 vừa qua.

    • He did the work completely well. → Anh ta làm công việc rất tốt.

  • Dùng để bổ nghĩa cho cả câu. Trong trường hợp này thì trạng từ sẽ đứng đầu, giữa hoặc cuối câu và thường được ngăn cách bởi dấu phẩy.

    • Unfortunately, we could not see Mount Snowdon. → Thật không may, chúng ta không thể thấy được núi Snowdon.

    • They missed the bus, apparently. → Rõ ràng là họ bị lỡ chuyến xe buýt.

    • This must, frankly, be the craziest idea anyone has ever had. → Thẳng thắn mà nói, đây là ý kiến điên rồ nhất mà ai đó đã từng nghĩ ra.

    • Personally, I’d rather not go out. → Cá nhân tôi thì không thích ra ngoài.



3. Sau động từ thường dùng TRẠNG TỪ hay DANH TỪ


Về vị trí trong 1 câu, sau một động từ thường (như get, express,…), ta có thể dùng danh từ hoặc trạng từ. Vậy khi nào thì dùng cái nào?

Xem lại định nghĩa về Trạng từ. Trạng từ là từ dùng để bổ nghĩa cho một động từ thường, một tính từ, một câu hoặc một cho một trạng từ khác. Khi trạng từ bổ nghĩa cho động từ thường, trạng từ đó dùng để nói rõ hơn về cách thức mà động từ đó xảy ra. Ví dụ:

  • The child ran happily towards his mother. → Đứa trẻ chạy một cách vui vẻ, hạnh phúc đến chỗ mẹ của bé.

  • Inventory control cannot be performed automatically.  → Việc quản lý kho không thể được tiến hành một cách tự động 

Ta thấy trong 2 ví dụ trên, trạng từ là để bổ nghĩa cho cách thức hành động được xảy ra (chạy một cách hạnh phúc; được làm một cách tự động). Còn khi sau động từ thường là danh từ thì sẽ không phải để bổ nghĩa mà chỉ để đưa thêm ý vào cho câu. Ví dụ, so sánh 2 câu dưới đây:

  • Many residents of Alston have expressed opposition to the construction. → Nhiều dân cư của Alston đã bày tỏ sự phản đối trước việc xây dựng.

  • He openly expressed his anger. → Anh ta bày tỏ một cách thẳng thắn, công khai cơn giận của mình.

Trong ví dụ thứ 2, dùng trạng ngữ để bổ sung thêm ý nghĩa cho động từ “express” → bày tỏ như thế nào (một cách thẳng thắn). Còn trong ví dụ 1, dùng danh từ để đưa thêm ý vào trong câu → bày tỏ cái gì (sự phản đối).

Nói tóm lại, khi trước hoặc sau vị trí cần điền là một động từ thường thì ta ưu tiên dùng trạng từ để trả lời cho câu hỏi “how” (bằng cách như thế nào đó). Tuy nhiên, khi ta dịch câu và thấy vị trí cần điền dùng để trả lời cho câu hỏi “what” thì ta dùng danh từ.




4. Sau Động từ nối (Linking Verbs) dùng trạng từ hay tính từ (Mở rộng)


Trong tiếng Anh có một khái niệm là Linking Verb – Động từ nối, gồm TO_BE và một số động từ dưới đây.

Động từ nối là những động từ dùng để nối giữa chủ ngữ và tân ngữ, dùng để diễn tả trạng thái chứ không nói gì đến hành động. Ví dụ:

  • You seem happy. → You = happy → Bạn trông có vẻ hạnh phúc.

  • She sounded more confident than she felt. → She = more confident → Cô ấy nghe có vẻ tự tin hơn là cô ấy cảm thấy.

  • Train fares are likely to remain unchanged. → Train fares = unchanged → Vé tàu có thể sẽ không đổi.

Lưu ý là trong bảng ở trên, có một số từ vừa là động từ thường, vừa là động từ nối. Hãy so sánh 2:

  • He looks tired. → He = tired → Anh ấy trông mệt (nói về anh ấy trông như thế nào)

  • If you look carefully, you can see the river. → you # carefully → Nếu bạn nhìn cẩn thận, bạn có thể thấy được con sông. (đang nói đến hành động nhìn bằng mắt)

  • The pizza tastes good. → pizza = good → Pizza ngon.

  • Jamie Oliver can taste well. → Jamie Oliver # well (khỏe) → Jamie Oliver có thể nếm tốt. (vị giác nhạy)

Mẹo để biết 1 động từ là động từ thường hay là động từ nối: Hãy thử thay thế động từ đó bằng to_be, nếu sau khi thay mà nghĩa vẫn không đổi thì đó chính là một động từ nối. Ví dụ:

  • He looks tired = He is tired.

  • If you look carefully, you can see the river # If you are carefully, you can see the river.

  • The pizza tastes good. = The pizza is good.

  • Jamie Oliver can taste well. # Jamie Oliver can be well.

  • Train fares are likely to remain unchanged. = Train fares are likely to be unchanged.




5. Hậu tố của TRẠNG TỪ
 

  • Hầu hết trạng từ đều kết thúc bằng đuôi -ly.

  • Cách thành lập: TÍNH TỪ + -ly

Tuy nhiên, vẫn có một số ngoại lệ là hình thức của tính từ và trạng từ không thay đổi. Ví dụ:

Lưu ý, không phải từ nào tận cùng bằng -ly cũng là trạng từ. Một số ngoại lệ:

  • Tính từ tận cùng là -ly: friendly, silly, lonely, ugly

  • Danh từ tận cùng là -ly: ally, bully, Italy, melancholy

  • Động từ tận cùng là -ly: apply, rely, supply