Tân ngữ và cách sử dụng trong Tiếng Anh

Tân ngữ là gì?

Tân ngữ (Object) là thành phần bao gồm những từ hoặc cụm từ đứng sau động từ (chỉ hành động) chịu sự tác động của chủ ngữ. Vậy chúng được sử dụng, có vai trò như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết này nhé.

1. Các loại tân ngữ trong tiếng anh

Tiếng Anh có 2 loại tân ngữ: là tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp.

Tân ngữ trực tiếp: là tân ngữ chỉ người hoặc vật mà hành động xảy ra (động từ) tác động lên người hoặc vật đó.

Ví dụ: My father takes me to school. (Me: tân ngữ trực tiếp chịu sự tác động của động từ “takes” do chủ ngữ “my father” tạo ra.)

Tân ngữ gián tiếp: là thành phần tân ngữ đứng sau tân ngữ trực tiếp, hoặc đứng sau một giới từ (hoặc cụm động từ). Các giới từ thường gặp là for và to.

 

Ví dụ: My mother gave me a dress on my birthday party.

  • Tân ngữ trực tiếp: me

  • Tân ngữ gián tiếp: a dress

Chú ý:

  • Giữa tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp có thể tồn tại giới từ ở giữa

  • Tân ngữ đứng trước là tân ngữ trực tiếp, tân ngữ đứng sau là tân ngữ gián tiếp


2. Hình thức của tân ngữ


2.1. Danh từ

Danh từ có thể làm tân ngữ trong câu và tồn tại dưới 2 dạng: tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp. 

Và lưu ý là nó bao gồm cả các danh từ tập hợp (Adjective used as Noun) như the young (người trẻ), the Rich (người giàu)...


2.2 Đại từ nhân xưng


Các đại từ này chỉ có chức năng làm bổ ngữ, tân ngữ trong câu mà KHÔNG thể làm chủ ngữ

Đại từ làm chủ ngữ

Đại từ làm tân ngữ

I

Me

You

You

He

Him

She

Her

We

Us

They

Them

It

It

 

2.3 Tính từ

Chỉ áp dụng với những trường hợp tính từ dùng như danh từ chỉ tập hợp.

Ví dụ: We must help the poor. (Chúng ta phải giúp đỡ những người nghèo).


2.4 Danh động từ

Danh động từ là những danh từ có nguồn gốc từ động từ (có cấu trúc V-ing)

Young people like going to crowded places. (Người trẻ thích đến những nơi đông đúc)

 

2. 5 Động từ nguyên thể

Đứng sau những động từ dạng V + to V

Ví dụ: He decided to leave  soon. (Anh ta đã quyết định rời đi sớm)

Bảng dưới đây liệt kê các động từ mà sau nó tân ngữ phải là một động từ nguyên thể khác.

agree

desire

hope

plan

strive

attempt

expect

intend

prepare

tend

claim

fail

learn

pretend

want

decide

forget

need

refuse

wish

demand

hesitate

offer

seem

 


2.6 Cụm từ hoặc mệnh đề

Ví dụ: I don’t know what to do now. (Tôi không biết làm gì bây giờ)

The teacher shows me how the machine works. (Giáo viên chỉ cho tôi cách máy móc vận hành).



3. Thứ tự của tân ngữ trong câu


Khi câu vừa có tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp, thì chúng được sắp xếp theo thứ tự sau:

Trường hợp 1: Có giới từ

 Tân ngữ trực tiếp + Giới từ (thường là “to” và “for”) + Tân ngữ gián tiếp 

 

Ví dụ:

  • She gives the book to me. (Cô ấy đưa quyển sách cho tôi).

  • My mother makes a cake for me on my 14th birthday. (Mẹ tôi làm cho tôi một chiếc bánh vào dịp sinh nhật lần thứ 14)

Trường hợp 2: Không có giới từ

Động từ + tân ngữ trực tiếp + tân ngữ gián tiếp
 

Ví dụ: My friends have sent me some book.

Tân ngữ có ý nghĩa rất quan trọng trong tiếng anh. Bởi vì nhiều động từ trong tiếng anh đòi hỏi phải có tân ngữ để bổ nghĩa cho chúng.

Tuy nhiên cũng có nhiều động từ không cần có tân ngữ, chúng được gọi là các nội động từ (intransitive verbs). Điển hình như các động từ: run, sleep, cry, wait, die, fall.

 

Hi vọng rằng những chia sẻ bên trên sẽ giúp bạn có được nhiều hiểu biết và nhận diện đúng tân ngữ trong tiếng anh. Và cũng đừng nhầm lẫn tân ngữ gián tiếp và tân ngữ trực tiếp nhé mọi người.